Mua khô mực ngoài chợ có an toàn đảm bảo ?

Mua khô mực ngoài chợ có an toàn đảm bảo ?

Mua khô mực ngoài chợ có an toàn đảm bảo ? Bạn có bao giờ hỏi tại sao ruồi côn trùng không dám bén mảng đến dù Khô cá, các loại mắm vốn là những thực phẩm rất thu hút ruồi, nhưng tại rất nhiều quầy bán khô, mắm trong chợ ruồi lại không hề dám bén mảng

Mua khô mực ngoài chợ có an toàn

Vì giờ đâu đâu cũng là hóa chất độc hại tẩm ướp vào sản phẩm nhằm bảo quản sản phẩm và làm sản phẩm không bị mốc méo hư nhanh.

Khô cá, các loại mắm vốn là những thực phẩm rất thu hút ruồi, nhưng tại rất nhiều quầy bán khô, mắm trong chợ ruồi lại không hề dám bén mảng.

“Lạ thật, tôi thấy nhiều sạp bán cá khô và mắm trong chợ tự phát (phường 2, quận 8, TP.HCM) không bóng dáng một con ruồi trong khi chỗ bán thịt, cá cách đó vài bước chân thì ruồi nhặng bu đầy. Tôi không biết cơ quan quản lý và chính quyền địa phương có biết chuyện này, có lấy mẫu xét nghiệm chưa?”. Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP.HCM, thốt lên như vậy ngay tại buổi khảo sát thực tế công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn phường 2 (quận 8) mới đây.

Một thành viên trong đoàn giám sát HĐND TP.HCM cầm miếng khô cá tra lên, hỏi người bán: “Sao ruồi không đậu trên khô hả chị? Khô này chị mua ở đâu?”. Chị bán hàng trả lời: “Tôi cũng không biết vì sao ruồi “chê” khô, khô này người quen ở Bình Thuận bỏ mối, tôi mua sao bán vậy”.

Tương tự, tại một sạp bán mắm gần đó, một thành viên khác trong đoàn giám sát sau khi quan sát cũng thắc mắc: “Tôi thấy nhiều chị bán cá, thịt, đồ ăn quanh đây… quạt mỏi tay đuổi ruồi, sao ở đây không có một con ruồi nào bu thau mắm?”.

Hàng bán khô cá nhưng không có một bóng ruồi bén mảng. Ảnh: TRẦN NGỌC.
Hàng bán khô cá nhưng không có một bóng ruồi bén mảng. Ảnh: TRẦN NGỌC.

Sau khi rảo quanh vài sạp bán cá khô, mắm trên địa bàn TP, PV cũng ghi nhận tình trạng các hàng bán khô, mắm hiếm thấy bóng ruồi bén mảng. Trong vai một người đi chợ, PV bạo miệng hỏi một người bán khô, mắm tại một chợ quận 5:

“Khô tra, lóc, sặc, mắm cá linh… có hóa chất gì hay sao mà ruồi không dám bu vậy chị?”, người bán lườm PV rồi trả lời thản nhiên: “Sao tôi biết được, khô mắm mua sao bán vậy chớ tôi đâu có biết thứ gì trong đó mà trả lời”.

Những thắc mắc này của ban giám sát HĐND và nhiều người tiêu dùng đã được làm rõ tại hội nghị “Đánh giá thực hiện chính sách pháp luật về ATVSTP giai đoạn 2011-2016 khu vực phía Nam” do Quốc hội tổ chức mới đây.

Tại hội nghị, TS Phùng Đức Nhật, Phó Viện trưởng Viện Y tế công cộng TP.HCM (Bộ Y tế), cho biết kết quả khảo sát trên địa bàn TP.HCM từ năm 2012 đến nay ghi nhận cá khô có chứa trichlorfon và sorbitol, mắm có chứa Cd. “Điều đáng quan tâm là trichlorfon ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe”, TS Nhật nói.

TS Nguyễn Tuần, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (Bộ NN&PTNT), cho biết trichlorfon là chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

“Người nuôi thủy sản sử dụng trichlorfon để diệt các loại ký sinh trùng trong nước, nhưng cá cũng rất dễ hấp thụ chất này. Khi ăn cá còn tồn dư trichlorfon, con người đã vô tình đưa chất này vào cơ thể”, ông Tuần giải thích.

Hàng bán các loại mắm lóc, mắm sặc, mắm cá cơm.. cũng không một bóng ruồi. Ảnh: TRẦN NGỌC
Hàng bán các loại mắm lóc, mắm sặc, mắm cá cơm.. cũng không một bóng ruồi. Ảnh: TRẦN NGỌC

Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng mặc dù là chất cấm nhưng trichlorfon còn được dùng làm thuốc diệt côn trùng như gián, ruồi, rệp…

“Do vậy, khi cho trichlorfon vào cá khô thì chẳng con ruồi nào dám bén mảng là đương nhiên rồi. Bằng mắt thường không thể xác định cá khô có hoặc không có trichlorfon”, ông Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, độc tính của trichlorfon rất cao. Khi hấp thụ vào cơ thể gây ra hiện tượng líu lưỡi, suy nhược, mất phản xạ… Nặng hơn có thể khiến nhịp tim bất thường, bất tỉnh, co giật, rối loạn tâm thần, thậm chí dẫn đến tử vong.

“Sorbitol thường được sử dụng trong chế biến cá khô để lớp da bên ngoài bắt mắt hơn, nhìn tươi ngon và mềm mại như cá vừa chế biến. Ngoài ra, sorbitol cũng được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm nhưng với hàm lượng nhất định. Nếu hóa chất này vượt ngưỡng cho phép, người sử dụng có nguy cơ bị đau dạ dày, chảy máu trực tràng…”, ông Thịnh khuyến cáo.

Đối với chất Cd trong các loại mắm, TS Phan Thế Đồng, Trưởng Dự án An toàn thực phẩm Trường ĐH Hoa Sen (TP.HCM), giải thích Cd (Cadmium) là kim loại nặng, rất độc. “Sở dĩ mắm chứa Cd là do các loại cá được nuôi hoặc sống trong môi trường nước có chứa Cd, mà khi Cd đã thấm vào cá thì không đào thải ra ngoài.

Ngoài ra, muối dùng làm mắm được sản xuất lại vùng nước biển có chứa Cd nên mắm có Cd cũng là điều dễ hiểu. Con người ăn mắm có chứa Cd thì cũng sẽ hấp thụ chất này luôn. Cd vào cơ thể có thể gây buồn nôn, đau bụng, tổn thương gan và thận”, ông Đồng lưu ý. 

Hải sản khô ruồi không dám đậu: Cá khô được “bao” sử dụng 1 năm

Đây là loại sản phẩm vốn dĩ thu hút khá nhiều ruồi, kiến nhưng không biết bằng cách nào các cửa hàng này đã “trị tận gốc” tình trạng này. Từ thông tin bạn đọc cung cấp, chúng tôi đã lần theo dấu vết và phát hiện sự thật kinh hoàng phía sau nhưng con cá khô vàng óng...


Ruồi “chạy xa”

Trong vai một người cần tìm mối hàng cung cấp cá khô, mực khô với số lượng lớn để đưa đi nơi khác tiêu thụ, chúng tôi đã đến nhiều chợ, khu vực chuyên phơi hải sản khô trên địa bàn TP Phan Thiết để tìm hiểu. Điều dễ nhận ra ở những nơi này không có bóng dáng một con ruồi, dù môi trường xung quanh rất ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng.

Trước đây, ở một tiệm bán cá khô, mực khô thường để một cây quạt nan, túi bóng đựng nước để đuổi ruồi. Nhưng hiện nay hầu như không còn cửa hàng nào làm việc này và cũng không có bóng dáng một con ruồi.

Chọn một sạp bán hải sản khô thuộc dạng lớn nhất ở khu vực chợ tạm Phan Thiết để hỏi mua cá khô, chúng tôi được bà chủ cửa hàng chào đón nhiệt tình. Bà chủ cho biết đây là cá khô mới làm, được mua từ các ngư dân tự phơi ở phường Đức Long, TP. Phan Thiết.

“Hàng mới về, chú cứ lấy về bán, hàng ở đây thì yên tâm không bao giờ thối, mốc meo đâu, có gì cứ đem đến đây đổi lại”, bà chủ khẳng định. Khi chúng tôi hỏi nếu vận chuyển ra Bắc, thời tiết khác ở trong Nam, khô cá để lâu có bị hư không. Ngay lập tức, bà chủ bảo đảm sẽ “bao sử dụng 1 năm”. Khi chúng tôi thắc mắc tại sao khô để 1 năm không hư, có bí quyết gì không thì bà chủ sạp chỉ nói là “bí quyết” nghề nghiệp, rồi lãng sang chuyện khác.

Rời chợ tạm Phan Thiết, chúng tôi đến khu chuyên phơi hải sản không tên ở khu phố 5, phường Đức Long, TP. Phan Thiết. Khác hẳn với thái độ cáu gắt của bà chủ đồ khô trước đó, chủ vựa cá khô không biển hiệu này khá vui vẻ.

Chúng tôi ngỏ ý muốn mua khô cá các loại với số lượng lớn để đem về bán lẻ. Nhưng thấy chúng tôi lo lắng chuyện bán hàng chậm, khô sẽ bị hư, lỗ là cái chắc thì bà chủ trấn an bằng cách chỉ dẫn cách bảo quản khô để bán được lâu hơn, cũng như cách “tút” lại hàng cũ sao cho giống y như hàng mới. Theo đó, muốn giữ hàng được lâu, không bị ruồi bu, kiến đục thì phải sử dụng chất diệt ruồi, kiến…

Muốn để lâu, phải dùng hóa chất

Bà chủ vựa cá khô này nói, cá khô hay mực khô là loại thực phẩm rất dễ bị kiến đục, muốn để lâu hay đem đi xa phải tẩm ướp rất kỹ. Nếu không chỉ vài ngày là hỏng, không bán được. Do cá khô rất dễ bị kiến đục nên phải xịt thuốc chống kiến.

Sau 3 ngày, thuốc bay hơi hết nên khi đưa hàng ra chợ, người ta vẫn phải tiếp tục xịt thuốc diệt kiến (theo tìm hiểu của chúng tôi, chất diệt ruồi, kiến hiện nay thường được người phơi cá khô sử dụng là trichlorfon).

Hàng càng để lâu càng phải xịt nhiều thuốc. Tỉ lệ pha là khoảng 3 muỗng cà phê hóa chất với 10 lít nước và ngâm tất cả khô vừa mua vào khoảng 20 phút, sau đó vớt ra rồi đem phơi nắng.

Để cá khô khoảng 3 ngày cho bay hết mùi là mang ra bán ngoài chợ được. Với việc sử dụng chất này cá khô sẽ bảo quản được hơn 1 năm mà không sợ hư.

Nhìn khô tràn lan nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ con ruồi nào bâu, chúng tôi thắc mắc thì chị chủ chỉ trả lời ngắn gọn “chất đó ruồi nó kỵ lắm”. Hiện nay, khô cá được bày bán tràn lan trên thị trường từ chợ đến siêu thị. Tuy nhiên, việc phân biệt khô cá có sử dụng chất bảo quản trichlorfon hay không là điều khó nhận biết đối với người tiêu dùng.


>>> Mua mực khô ngon tại Sài Gòn


Hùng, người từng nhiều năm làm công cho các vựa cá khô lớn trên địa bàn TP. Phan Thiết cho biết, không riêng cá khô mà cả tôm khô cũng thường được tẩm ướp hóa chất khá nhiều. Tôm nguyên liệu mua về được phân loại.

Loại ngon chế biến riêng, phơi ở những nơi có nền xi măng và có người coi ngó cẩn thận. Còn tôm loại thường hoặc “có vấn đề” được luộc sơ, lột vỏ, tẩm ướp gia vị, hóa chất, trong đó không thể thiếu phẩm màu để tôm săn cứng và màu sắc bắt mắt.

Một kỹ sư chuyên ngành chế biến hải sản cho biết: Để khử trùng, tẩy trắng, người ta thường sử dụng clorin, chất này nếu sử dụng nhiều sẽ để lại mùi hôi khó chịu.

Đối với những cơ sở chế biến thủy sản công nghiệp, liều lượng sử dụng được kiểm soát rất chặt chẽ nên sản phẩm bảo đảm an toàn. Nhưng ở những cơ sở nhỏ, chế biến thủ công thì việc sử dụng hóa chất rất tùy tiện, không theo đúng quy định. Nếu sử dụng quá liều sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm hơn là gây bệnh ung thư.

Nguồn Dân Trí và Báo Pháp Luật

Đang xem: Mua khô mực ngoài chợ có an toàn đảm bảo ?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng